The hidden base of Borobudur

Nguồn: Nandana Chutiwongs, http://masterpieces.asemus.museum/borobudur/story0.html

(Xem thêm ảnh: http://masterpieces.asemus.museum/borobudur/images/1.jpg -> http://masterpieces.asemus.museum/borobudur/images/160.jpg)

           Một trong những nét hấp dẫn nhất của Borobudur là phần đế bị che phủ của nó. Việc xây dựng công trình có thể đã bắt đầu khoảng năm 778 – giai đoạn quan trọng với uy thế của vương triều Shailendra trên Tuyến hàng hải Đông Nam Á, và được tiếp tục cho đến khoảng năm 820, không xa thời điểm kết thúc uy quyền của Shailendra tại Java. Dường như phần lớn các giai đoạn xây dựng và cả việc lấp lại đoạn nền đế thấp nhất của công trình, theo Dumarçay (2), diễn ra khoảng năm 792.

            Phần đế bị che phủ này được phát hiện bởi IJzerman, kiến trúc sư kiêm kỹ sư Cục khảo cổ của lãnh thổ Đông Ấn thuộc Hà Lan (3) vào năm 1885. Có 160 tấm điêu khắc dạng chạm nổi đã được xác nhận tìm thấy.

           Trong năm 1890 và 1891, những phù điêu này được bóc gỡ từng phần để chụp ảnh lại, và sau đó lại lấp đi. Ngày nay, chỉ có hai tấm phù điêu nguyên và hai nửa tấm ở góc đông nam là lộ ra để xem được. Các phù điêu, cũng như phần lớn những chữ khắc trên đó, đã được nghiên cứu thông qua các bản in từ bộ ảnh quý giá này. Nhiều người cùng góp phần vào việc làm phát lộ ra ý nghĩa của chúng. Nhờ vào những nỗ lực của các học giả xuất sắc như Krom, Sylvain Lévi, Hikata hay Fontein (4), 160 đoạn phù điêu đã được xác định là phần lớn dựa theo nội dung một văn bản Ấn Độ, mà bản gốc có lẽ đã được viết bằng tiếng Sanskrit, được biết đến với tên gọi Karmavibhanga hoặc Mahakarmavibhanga (5). Ngày nay một số phiên bản trong tiếng Sanskrit, tiếng Pali, Trung Quốc, Tây Tạng và vài ngôn ngữ Trung Á cũng đã được nhận diện. Chúng khác biệt nhau đôi chút, mặc dù cốt truyện về cơ bản tương đồng. Chủ đề chính là sự diễn giải giáo lý đạo Phật về nhân quả (5).

  …

Chú thích: (những ghi chú thêm của Nguyên Hà)

1.     Vương quốc ở đông Java, tồn tại trong giai đoạn khoảng 1293-1500.

2.   Jacques Dumarçay: sinh năm 1926, kiến trúc sư người Pháp, thành viên EFEO từ 1964 (cho đến khi nghỉ hưu 1991).

3.     Nay là lãnh thổ Indonesia.

4.     Sylvain Lévi (1863-1935): nhà Đông phương học và Ấn Độ học người Pháp.

        Nicolaas Johannes Krom (1883-1945): nhà khảo cổ người Hà Lan.

        Ryusho Hikata (1892~?): học giả nghiên cứu Phật giáo người Nhật Bản.

      Jan Fontein: sinh tại Hà Lan, nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật Á châu, nguyên Giám đốc Bảo
tàng nghệ thuật Boston.

5.    Great Exposition of the Law of Karma Phân biệt thiện ác báo ứng kinh (分別善惡報應經). Chữ Karma trong Phật giáo hiểu là Nghiệp, tức cũng hiểu là nói về nhân quả.

6.     Kasian Cephas (1844-1912): Nhiếp ảnh gia người Indonesia.

Leave a comment