NHỮNG VĂN TỰ TRÊN TƯỜNG NHÀ MỘ HỌC GIẢ TRƯƠNG VĨNH KÝ

Nhiều thông tin khảo cứu và thông tin báo chí từng giới thiệu về khu Nhà lưu niệm và nhà mộ học giả Trương Vĩnh Ký (520 Trần Hưng Đạo, quận 5 TPHCM). Có sự chú ý tới những văn tự tô đắp trên tường của nhà mộ, cơ bản là 3 nhóm ký tự La-tinh viết ngang trên trán tường 3 cửa vào nhà mộ và tương ứng là 3 cặp câu đối chữ Nho viết dọc hai bên các cửa đó. Tuy nhiên, cách hiểu về những văn tự này ở nhiều tư liệu trước đây đôi khi chưa được tường minh. Chúng tôi đã khảo sát thực địa và đối chiếu để đề xuất vài giả thuyết.

1. Chữ La-tinh:

Có thể nhận ra rằng, tất cả các văn tự chữ La-tinh ở đây đều trích từ Kinh Thánh. Những cụm từ viết tắt nhỏ cuối mỗi câu (trên cửa chính và cửa bên hướng bắc) chỉ đến nguồn trong các sách của Kinh Thánh. Do vậy ta thử tham chiếu cách dịch văn bản Kinh Thánh sang tiếng Việt đã tồn tại qua quãng thời gian trên 100 năm và quen thuộc với giáo dân người Việt, để từ đó hiểu ý chứ không nên tách câu khỏi ngữ cảnh và dịch lối chuyển nghĩa. Học giả Trương Vĩnh Ký xuất thân là tu sĩ, việc có trích dẫn Kinh Thánh tại mộ (bởi người đời sau khi xây nhà mộ cho ông, năm 1928, sau khi Trương Vĩnh Ký mất 30 năm) không phải là điều gây ngạc nhiên. Nội dung chữ La-tinh ở cửa chính của nhà mộ là:

FONS VITAE ERUDITIO POSSIDENTIS PROV. Ch. XVI

Nguyên văn câu này từ Sách Châm-ngôn trong Kinh Thánh, chương 16 đoạn 22 (Proverb 16:22). Bản tiếng La-tinh và phần dịch như sau:

Fons vitae eruditio possidentis doctrina stultorum fatuitasNgười có được thông sáng, tức có được nguồn sự sống; Nhưng sự điên dại của kẻ ngu muội, ấy là sự sửa phạt của nó.

So sánh thêm với bản Kinh Thánh 1925 (được cho là bộ đầy đủ in chữ quốc ngữ đầu tiên):

Các câu La-tinh trên hai cửa bên là trích từ Sách của GiópTin lành theo Giăng.

[ BỔ SUNG QUAN TRỌNG, 15 tháng 12 – 2021:

Linh mục Giuse Nguyễn Hữu Triết, chánh xứ Tân Sa Châu, quận Tân Bình TP.HCM có cho vài nhận xét và góp ý để bản thảo của bài báo được chuẩn xác hơn. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn Cha.

* Văn tự La-tinh trên cửa chính nhà mộ được trích từ Kinh Thánh, trong Sách Châm-ngôn, chương 16 câu 22. Bản dịch năm 2011 của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ, toàn bộ câu như sau:

Kẻ có lương tri là có nguồn sự sống. Sự dại khờ là hình phạt kẻ ngu si.

* Văn tự La-tinh ở cửa bên nhà mộ (hướng đường Trần Hưng Đạo) được trích từ Kinh Thánh, trong Sách của Gióp, chương 19 câu 21. Bản dịch (2011, như trên) toàn bộ câu như sau:

Xin thương tôi, xin thương xót tôi hỡi các anh là những người bè bạn, vì chính tay Thiên Chúa đã đánh tôi!

* Văn tự La-tinh ở cửa bên nhà mộ (hướng quay sang Tu viện dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán ở lân cận) được trích từ Kinh Thánh, trong Tin mừng theo Thánh Gioan, chương 11 câu 26. Bản dịch (2011, như trên) toàn bộ câu như sau:

Ai sống và tin vào Thầy sẽ không bao giờ phải chết, con có tin không?

[ ^ Bút tích của Cha ]

Hết phần bổ sung Dec 15, 2021]

[ BỔ SUNG QUAN TRỌNG, 17 tháng 12 – 2021:

Theo thông tin trên Tập san Cổ Ngoạn, in bài viết từ Linh mục Giuse Nguyễn Hữu Triết, có ghi rằng ông đã sưu tập được và hiện đang lưu giữ trọn bộ, bản Kinh Thánh tiếng Việt in năm 1913, vốn được dịch từ tiếng La-tinh theo bản Vulgata.

Như vậy đây có thể mới là bản dịch tiếng Việt đầu tiên được xuất bản của Kinh Thánh, và hẳn nhiên là bộ sách quý. Một dịp thuận tiện nào tôi sẽ xin phép Cha, hy vọng sẽ được cầm xem bộ sách này.

Hết phần bổ sung Dec 17, 2021]

2. Câu đối chữ Nho:

Câu đối đầu tiên ở cửa chính nhà mộ thường được nhắc đến nhiều: 文章囬地軸 – 氣魄貫天堂/ Văn chương hồi địa trục – Khí phách quán thiên đường (chúng tôi tạm dịch: Văn chương ở lại nơi trần thế – Khí phách lan xa chốn thiên đường). Trong bộ câu đối này, chữ phách (魄) được đắp không hoàn toàn khớp với mặt chữ như ghi trong bài, nhưng chúng tôi tán thành với nhiều tác giả, không thể đọc là chữ nào khác.

Câu đối ở cửa thứ hai (cửa bên hướng về đường Trần Hưng Đạo) rất ít khi được thấy phiên âm rõ, chứ chưa nói việc cần có giải thích ngữ nghĩa cặn kẽ. Trong khảo sát hạn hẹp của mình, chúng tôi chưa hề gặp tài liệu nào giải thích hay thậm chí chỉ đặt giả thuyết cho ngữ nghĩa của câu đối ở cửa thứ ba. Vì vậy, tuy không phải là những người làm việc trong chuyên ngành ngữ văn, chúng tôi vẫn mạnh dạn thử đề xuất cách đọc hiểu của mình… Xin xem thêm trong bài báo đính kèm. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến ông Trương Minh Đạt, người đã đón tiếp và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm làm việc. Xin trân trọng cảm ơn ông Phan Hồ Huy Giang đã hỗ trợ, và bà Đào Mai Trang đã góp ý cho bài viết này.

Bài báo đã được in trong tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 467 tháng 7-2021 tr. 93-96. Xem bài tại đây -> http://vanhoanghethuat.vn/su-gan-ket-giua-kien-truc-va-trang-tri-co-dien-kieu-tay-phuong-voi-truyen-thong-a-dong-o-ngoi-nha-mo-hoc-gia-truong-vinh-ky.htm

Tài liệu đọc thêm A:

  • Đinh Xuân Lâm – ”Để đi tới một đánh giá thỏa đáng về Trương Vĩnh Ký”.
  • Đặng Thúc Liêng – Trương Vĩnh Ký hành trạng.
  • Osborne M. E. – ”Giáo dục và chữ quốc ngữ: Sự phát triển một trật tự mới”. Bản dịch của Ngô Bắc.
  • Nguyễn Phan Quang – ”Một số tư liệu về Trương Vĩnh Ký với những tác phẩm của ông”.
  • Khổng Xuân Thu – Trương Vĩnh Ký (1837-1898).
  • Đỗ Lai Thúy – ”Trương Vĩnh Ký, người mở đầu cho cuộc trò chuyện Đông – Tây”.

v.v…

  • De Neufforge J. F. – Supplément au Recueil Élémentaire d’Architecture.

Tài liệu đọc thêm B:

  • Phạm Long Điền – ”Trương Vĩnh Ký trong quỹ đạo xâm lăng văn hóa của thực dân Pháp”.

v.v…

Phần nền đế bị lấp ẩn của Borobudur

[Bài dịch, đã được in trong Thông tin Mỹ thuật số 08 – tháng 01 năm 2017, trường ĐH Mỹ thuật TP HCM. Bài đăng bị sai thông tin tác giả, cũng không có tên người dịch cùng nguồn trích. Đã có đính chính. Xin cáo lỗi cùng tác giả Nandana Chutiwongs. Sau đây là bản gốc mà tôi đã gửi đến BBT]

Thư mục tham khảo thêm:

GRONEMAN I. (1912), Ruins of Buddhistic Temples in Praga Valley.

Dr. Soekmono (1976), Chandi Borobudur – A Monument of Mankind.

The National Research and Development Centre of Archaeology (2009), Uncovering the Meaning of the Hidden Base of Candi Borobudur.

TISSANDIER A. (1896), Cambodge et Java : ruines Khmères et Javanaises 1893-1894.

UNESCO (2005), The Restoration of Borobudur.

v.v…

Thư trai kết hợp làm… chòi câu cá

Hồi xưa đi học, Thầy có dạy bài “Lậu thất minh”. Ảnh sau là vở mình chép bài từ bảng (những chỗ sai hoàn toàn do lỗi của mình).

Nho gia ngày xưa viết bài minh, ý rằng nhờ cái đạo đức của ta mà nơi ở tuy quê mùa nhưng vẫn tỏa hương thơm.

Mong ước của mình cũng là sẽ đến lúc có một ngôi nhà nhỏ thô lậu quê mùa, ở ven rừng thông và bên hồ nước. Nhà thì chỉ cần nhỏ thôi, nhưng khu rừng và mặt nước (của mình) phải đủ lớn. Lỡ mơ rồi, cứ tưởng tượng.

Hậu sinh như bọn mình toàn phải bon chen với đời, biết chắc rằng đã và sẽ không được đắc đạo, chỉ cố để đừng vô đạo. Nên khi mơ cái nhà nhỏ nói trên thì mình luôn mơ kèm cái vườn hoa vào, chứ bạn gấu nhà mình suốt ngày chê mình… hôi. Hứ, cày cuốc vất vả bao năm, người không hôi mới lạ, thôi đành trồng hoa thêm quanh nhà cho bớt mùi.

Cái nhà nhỏ sau đây là mình thiết kế và làm cho chỗ anh em. Tuy cũng bên hồ nước nhưng chưa đủ phần thảm cỏ trải dài đến một cánh rừng. Vì đất chỉ nhiêu đó. Ha ha “lậu thất” của người ta chứ mình mơ thì vẫn chỉ là mơ thôi.

IMG_7275

IMG_7281

IMG_7350

Mình vốn là dân làm nghề thiết kế. Trong nghề mình, việc phác thảo ý tưởng rất quan trọng. Từ ý tưởng đến hiện thực còn một khoảng cách dài, và có nhiều thay đổi. Ví dụ ở mấy ảnh trên là một ý tưởng chỉ con con may mắn đã thành hiện thực. Mình hy vọng rằng tuy là “lậu thất”, nhưng ngôi nhà nhỏ này vẫn mang một nét gì riêng.

Phác thảo sơ bộ
Phác thảo sơ bộ

Đôi khi có tí thời gian, mình viết lách chút đỉnh về vài lĩnh vực khác mà mình bỏ công tìm hiểu. Nhiều lúc trái ngành. Mình không ngại chia sẻ những phần viết đó lên đây, hay nhiều nơi khác trên mạng Internet từ rất lâu trước đây, vì xem nó cũng như những phác thảo, những ý tưởng thô mộc. Có gì mà phải xấu hổ. Nghề của mình bắt mình cần luôn sẵn sàng nhiều ý tưởng và giải pháp. Tất nhiên hiệu quả đạt được đến đâu là vấn đề khác. Chia sẻ để hoàn thiện. Và có sẵn dự phòng.

Văn của mình (nếu gọi vui những cái mình viết là văn) nó hôi mùi vôi vữa riêng của nghề mình, hẳn nhiên. Lăn lộn công trường riết, mình cứ cẩn trọng và đường hoàng để làm việc thôi.

 

Bến Voi – Bản Đôn

Lối vào khu nghỉ
Khu lưu trú: nhà sàn cải biên dựng trên trụ đá. Anh em ở BMT dựng từ khung nhà sàn cũ. Mình chưa can thiệp gì vào các nhà này.
^ Hình ảnh xưa: cô gái Lào, năm 1928
Cô gái Lào ở Bến Voi Bản Đôn, năm 2020
Từ nhà lưu trú nhìn ra hoa viên – nhà hàng
Từ nhà lưu trú nhìn ra sông Srepok
Sông Srepok chảy ngay bên hông nhà
Từ hoa viên nhìn ra sông Srepok
Nhà chờ cưỡi voi – voi đi dưới sông
Voi bản Đôn đi ngang nhà
Mái tranh