Một văn bản lý thú

Văn bản chữ Chăm, tôi không biết đọc, nên đang chờ sẽ có các khảo cứu của những nhà chuyên môn am hiểu. Tuy nhiên trong đó đặc biệt lại có một phần ghi chữ quốc ngữ, là bài thơ (chép nguyên văn):

Xuân du phương thảo địa

Hạ thưởng lục hà trì

Thu ẩm huỳnh hoa tửu

Đông ngâm tuyết bạch thi

[ ^ Tư liệu từ dự án của British Library ]

Trước hết, ảnh trên có thể xem là khả tín, ai quan tâm thì nguồn ở đây -> …

Nhưng tất cả thông tin tiếp sau đây đều chỉ là suy diễn võ đoán của tôi. Do cũng có liên quan (dù xa xa) với công việc.

  1. Niên đại văn bản Chăm được xác định là tk 19. Các chữ quốc ngữ tiếng Việt được ghi song song với chữ Chăm, và là âm Hán Việt của một bài thơ tứ tuyệt (Trung Hoa), có thể chăng là một hiện tượng lý thú và sẽ nên được phân tích theo nhiều khía cạnh. Nội dung này ngoài khả năng của tôi.
  2. Liệu cách phiên âm huỳnh – hoàng của chữ quốc ngữ, cùng các đặc điểm chữ Chăm, sẽ cho vài gợi ý nào đó về niên đại cụ thể hơn của văn bản? Nội dung này cũng ngoài khả năng của tôi.
  3. Trước nay ta hay hiểu là ở Việt Nam thì thường người Việt mới tìm hiểu Nho học, Hán học. Champa vốn có truyền thống “Ấn Độ hóa” từ rất sớm, và về sau thêm những liên hệ Mã Lai, Java… có mang yếu tố Islam. Nhưng vẫn có nhiều trí thức Nho sĩ Chăm chăng?
  4. Có câu thơ trong bài này được ghi trên một mẫu đĩa sứ ký kiểu thời Nguyễn. Đây mới là một trong những “vụ án” chính tôi đang làm, tranh thủ thời gian mùa cấm túc. Ảnh sau là hiện vật thuộc sưu tập của thầy Tuyền. Xin trân trọng cảm ơn thầy đã cho xem để chụp ảnh.
[ ^ Hạ thưởng lục hà trì ]

Mùa dịch Covid ngồi lỳ ôm laptop miết, lạc chỗ nọ sang chỗ kia…

Leave a comment