Ẩn sĩ

(Ảnh gốc của chú Quỳnh. Trân trọng cảm ơn chú đã cho cả một series ảnh.)

Mênh mang khói sóng làm vui

Sự đời nước chảy thuyền trôi ven ghềnh

(Nguyên Hà phỏng dịch đề khoản trên đĩa.)

Đĩa này gần như chắc chắn là mang hiệu đề Kinh Sơn Phiến Ngọc. Những bậc cao niên trong giới cổ ngoạn và cả các anh em trẻ nhưng nhanh nhạy vốn thường thuộc nằm lòng, đĩa vẽ gì sẽ là tích gì hiệu đề gì, hiện đang thuộc sưu tập của ai, kể cả là… giá hiện tại bao nhiêu.

Mình “nghiên cứu” tài tử, quan tâm khía cạnh khác của cổ vật. Chỉ xem hình và… đoán, tuy lâu lâu cũng được cầm ngắm hiện vật trên tay. Nên mong được thông cảm, nếu tư liệu hình ảnh dẫn ra ở đây không đầy đủ thông tin, có thể nhầm tên nhà sưu tập, hay đôi lúc đưa ra những cách hiểu khác đi.

Một đĩa vẽ tinh xảo thế này, hiệu Kinh Sơn Phiến Ngọc, xưa kia chắc phải hàng vương gia hay đại quan mới được dùng. Chẳng phải là thế lưỡng nan sao, kẻ thân làm quan lớn mang đầy trọng trách thì mong có lúc về lại thành hàn sĩ chốn ung dung tự tại. Còn ẩn sĩ, liệu có thật là ngài muốn buông trôi thế sự không?

Tài liệu đọc thêm:

  • NGUYỄN CẢNH BÌNH, “Những điểm yếu của sĩ phu Việt”.
  • NGUYỄN THỊ TÂM HẠNH, Gia giáo Huế thời kỳ 1885 – 1945.
  • TRẦN ĐÌNH HƯỢU, “Tư tưởng Lão Trang và ảnh hưởng của nó trong văn hóa, văn học nghệ thuật”.
  • VƯƠNG HỒNG SỂN, Khảo về đồ sứ cổ men lam Huế.
  • TRẦN ĐỨC ANH SƠN, Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn.
  • TRẦN ĐÌNH SƠN, Thưởng ngoạn đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn (1802-1945).
  • NGUYỄN KIM SƠN, “Vận động cải cách văn thể, tâm thái sĩ phu, và động hình của văn chương Việt Nam cuối tk XVII, tk XVIII”.
  • CAO TỰ THANH, “Dấn thân: Phương thức sống của kẻ sĩ”.
  • PHẠM HY TÙNG, Cổ vật gốm sứ Việt Nam đặt làm tại Trung Hoa.

v.v…