Chuyện thứ tư: Đồ sứ Trung Hoa cổ và nghệ thuật Khmer cổ

[Chuyện nọ xọ chuyện kia, hay về những lần á khẩu bi hài của lão Nguyên Hà. Gọi đại lần này là chuyện thứ tư chứ nhiều lần quá nhớ không hết]

1. Phần chuyện đàng hoàng

Món đồ sứ cổ trong ảnh sau là thuộc sở hữu của tôi. Tôi mua bằng tiền túi từ công sức lao động cực nhọc (nên phải hiểu là món ấy nó rất… rẻ, chỉ gọi là tiêu bản đã vỡ). Vì tin nó là món sứ loại nung 3 lần, nên tôi e ngại khi tẩy trắng không đúng cách sẽ làm hỏng lớp men nhiều màu cùng lớp màu nhũ vốn nung nhẹ lửa (tức với nhiệt độ nung thấp), và đành chỉ rửa nó bằng nước sạch rồi để vậy từ đó (chắc khoảng năm 2008) cho đến nay.

Về nghệ thuật Khmer cổ, tôi cũng dùng tiền túi từ công sức lao động cực nhọc, đi Cambodia đôi ba lần, để mong tự mở mang hiểu biết hạn hẹp của mình, học hỏi về nghệ thuật Angkor. Tự học hoàn toàn chứ không ai chỉ vẽ cho mình. Nhưng có chút may mắn. Một lần tôi tìm gặp được thầy Tum Sarem, khi ấy là Phó hiệu trưởng của Trường đại học Mỹ thuật Hoàng gia, và thầy Chan Vitharin, tác giả khảo cứu về Kbach Khmer đã in thành sách – cuốn sách mà tôi hâm mộ. Các ảnh sau là chụp cùng hai thầy ấy. Tôi đã được dịp bày tỏ sự thán phục của mình, đồng thời cũng xin phép được tham khảo cuốn sách ấy của các tác giả Chan Vitharin và Preap Chanmara trong công việc liên quan.

Nhưng một món đồ sứ cổ Trung Hoa bể nát sở hữu cá nhân và nền nghệ thuật Khmer cổ kỳ vỹ thì có gì liên quan đến nhau, và từng làm lão Nguyên Hà là tôi á khẩu? Chuyện này để từ từ kể sau.

Trước hết xin phép được giới thiệu 2 khảo sát gần đây, rất đàng hoàng và có liên quan 2 chủ đề trên, của tôi và đồng sự, hầu mong ai có dịp cầm xem đến nó thì quan tâm ủng hộ khích lệ hoặc góp ý phê bình… nhằm giúp giảm thiểu các sai sót sơ suất khó tránh, để chúng tôi có điều kiện hoàn chỉnh mở rộng thông tin dần thêm.

Một số phần như là phác thảo của vài nội dung trong các chủ đề ấy cũng đã từng được in chính thức và cả không chính thức, nhằm thu thập thêm các ý kiến nhận xét. Xin xem thêm ở đây -> Hồ sơ lưu .

(còn tiếp…)

Leave a comment