Thiết kế số hóa 3D mặt nạ Hát Bội – Minh hoạ qua nhân vật trong tuồng Sơn Hậu

Tham luận đã báo cáo tại Hội thảo khoa học: Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể Đông Nam bộ trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 – Bình Dương ngày 23 tháng 11 năm 2022.

[ ^ 1/12 – Mở đầu: Những nhận thức chung hiện nay. (Minh họa đính kèm: các đoàn hát xưa, ở ba miền) ]

[ ^ 2/12 – Những điểm cần bàn luận. (Minh họa đính kèm: các mẫu vẽ mặt nhân vật Phàn Diệm, tuồng Sơn Hậu) ]

[ ^ 3/12 – Ưu thế của thiết kế 3D so với vẽ tay và vẽ 2D: TẢ (hệ thống tư liệu) chuẩn xác – GỢI (thiết kế ứng dụng) linh hoạt. (Minh họa đính kèm: hai đồ họa nghiên cứu của HVH, gợi hình hoa văn chứ không phải khai thác đặc điểm màu) ]

[ ^ 4/12 – Công nghệ sử dụng: phần mềm DAZ Studio (minh họa kèm), trong thiết kế có dùng AutoCAD, Adobe Photoshop… ] 

[ ^ 5/12 – Chu trình thiết kế và những lợi thế khi nghiên cứu trên mẫu mô phỏng 3D. (Đồ họa nghiên cứu của HVH) ]

[ ^ 6/12 – Tiến trình nghiên cứu đề tài: đối chiếu Hát Bội với Kinh kịch, phân tích một số ảnh hưởng đến Hát Bội vùng Đông Nam bộ. (Ảnh kèm: tư liệu đồ họa riêng, HVH tạo từ nguồn ảnh lưu trữ của Bảo tàng …) ]

[ ^ 7/12 – Ví dụ so sánh đối chiếu một mẫu nhân vật từ tích truyện quen thuộc: Tam Quốc ]

[ ^ 8/12 – Nghiên cứu về đặc điểm tạo hình nhiều nhân vật theo tích truyện phổ biến: Tam Quốc ]

[ ^ 9/12 – Nghiên cứu sâu văn bản tuồng Sơn Hậu, cùng tư liệu hình ảnh, video… ]

[ ^ 10/12 – Nghiên cứu các nhân vật, tuyến nhân vật của tuồng Sơn Hậu, chọn một số nhân vật điển hình làm mẫu thử cho chu trình thiết kế số hóa 3D ]

[ ^ 11/12 – Mẫu đề xuất cho kiểu vẽ mặt nhân vật Phàn Diệm ]

[ ^ 12/12 – Kế hoạch cho các bước công việc tiếp theo. (Minh họa đính kèm: tư liệu đồ họa riêng của HVH tạo từ nguồn ảnh lưu trữ tại Bảo tàng (và là bản vẽ của họa sĩ Pi Ta-chun) cùng ảnh từ nhiều nguồn khác), và mẫu thiết kế ứng dụng đang làm ]

***

Lời cảm ơn:

Khảo sát ứng dụng này đã có may mắn nhận được những gợi ý và sự hỗ trợ các điều kiện làm việc, từ TS Lê Thị Hồng Minh (Khoa Việt Nam học, Trường ĐHKHXH&NV – Đại học Quốc gia TP.HCM) và PGS TS Nguyễn Văn Minh (Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM). Chúng tôi xin được bày tỏ những lời cảm ơn chân thành nhất.

***

Xem thêm bài cũ liên quan:

-> https://nguyenhadesign.wordpress.com/2021/08/05/my-thuat-co-graphic-design-3d/

-> https://nguyenhadesign.wordpress.com/2021/05/27/bach-tuyet-va-chu-lun/

-> https://nguyenhadesign.wordpress.com/2021/04/20/ta-on-dinh-chem-khuong-linh-ta/

-> v.v…

Mỹ thuật cổ – Graphic design – 3D

Tranh thủ, không để lãng phí thời gian mùa cấm túc vì dịch Covid.

Mỹ thuật cổ và Graphic design, cùng kỹ thuật mô phỏng 3D và ứng dụng sản xuất ra sản phẩm đa dạng: hoàn toàn không có gì mâu thuẫn nhau.

Ý tưởng không hẳn là mới. Tôi không ngại chia sẻ, tin rằng sản phẩm sẽ hấp dẫn, có chất lượng riêng và… cao. Kế hoạch có rồi. Cần tư liệu, kỹ năng, thời gian và kinh phí. Mức độ đáp ứng của tôi cũng theo thứ tự đó (phương tiện làm việc của tôi toàn đời cổ, nhìn là biết). Mong sớm hết dịch, để chạy tiếp việc.

Tôi sẽ làm một bộ sưu tập độc bản, khoảng 300 nhân vật so sánh, của Kinh kịch và trong Hát Bội, trên chất liệu gì và ở hình thức nào thì đang cân nhắc. Các biến hoá cách điệu nhiều vô kể, nhưng tôi không khai thác ý ấy.

Tuy nhiên, nói trước bước không tới. Đây chỉ là việc tay trái, sẽ làm thôi. Và cần thêm cộng sự, thêm nguồn lực…

Tạ Ôn Đình chém Khương Linh Tá

Trích đoạn tuồng Sơn Hậu: Tạ Ôn Đình chém Khương Linh Tá (và vài trích đoạn từ những vở khác), trình diễn tại HCMUFA.

* Tóm tắt [theo Từ điển Nghệ thuật Hát Bội Việt Nam – Nguyễn Lộc chủ biên]:

Sơn (San) Hậu là vở tuồng gồm 3 hồi, hiện chưa rõ tác giả, ra đời vào khoảng thế kỷ 18. Trong vở tuồng, câu chuyện diễn ra dưới thời vua Tề, nhưng hoàn toàn là hư cấu. Vở tuồng được viết không phải dựa theo một tác phẩm nào của Trung Quốc.

Vua Tề già yếu mới lập thêm thứ phi hy vọng có hoàng tử nối dõi, Chính cung Tạ Ngọc Dung ghen tức lập kế ám hại Thứ phi và mưu cùng người em ruột là Thái sư Tạ Thiên Lăng soán đoạt ngai vàng. Họ Tạ vốn nhà danh vọng, em ruột khác của Chính cung làm Tam phi – bà Tạ Nguyệt Hạo (nhưng lại là người trung nghĩa), nhiều người em làm võ tướng trong triều.

Tạ Ôn Đình là em ruột Thái sư Tạ Thiên Lăng, và là dũng tướng bậc nhất của phe phản Tề. Tạ Ôn Đình nổi tiếng vừa oai, nghiêm, và dữ. Trong cuộc binh biến, Ôn Đình đã chém chết Triệu Khắc Thường, Khương Linh Tá, đánh bại Đổng Kim Lân (những trung thần của vua Tề), sau bị hồn của Linh Tá hiện lên chém đầu để trả thù. Dưới Ôn Đình còn ba em ruột là Lôi Vân, Lôi Phong (vai tướng), Lôi Nhược (vai hề) làm trợ thủ.

Khương Linh Tá là tướng phe phục Tề, giữ chức Long xa hầu, bạn thân của Đổng Kim Lân (chức Ngự mã hầu), rất chí tình với bạn. Vì cản đường Tạ Ôn Đình không cho truy nã Thứ phi Phượng Cơ và Hoàng tử, Khương Linh Tá bị chém chết. Hồn của Linh Tá biến thành ngọn đuốc soi đường cho Kim Lân vượt đèo về Sơn Hậu thành mưu việc phục quốc.

Sơn Hậu là vở tuồng nổi tiếng bậc nhất của Hát Bội Việt Nam. Câu chuyện và nhân vật trở nên quen thuộc với khán giả mộ điệu. Cuộc đấu tranh giữa trung nghĩa với gian tà ở đây có tính chất tiêu biểu, và đặc biệt chất hào hùng được khắc họa trong hầu hết nhân vật chính, không chỉ ở phe trung…

<Sách sưu tập của Nguyên Hà>

* Mặt nạ Khương Linh Tá [nguồn: Bảo tàng Đà Nẵng]:

* Mặt nạ Hát Bội Việt Nam [nguồn: Từ điển Nghệ thuật Hát Bội Việt Nam ]:

[Lưu ý: Tạ Ngọc Lân và Tạ Kim Hùng là nhân vật trong vở tuồng khác (Tam Nữ Đồ Vương), không liên quan tới nhân vật Tạ Ôn Đình]

* Trang phục sân khấu Hát Bội thời xưa [ảnh của Gsell Emile, nguồn: ở đây -> …]:

* So sánh với vài mặt nạ của Kinh kịch (Hý kịch) Trung Hoa, bản vẽ của họa sĩ Đài Loan Pi Ta-chun 邳大椿 [nguồn: ở đây -> …]

* So sánh với trang phục sân khấu Kinh kịch Trung Hoa [nguồn: ở đây -> …]:

<Trương Cáp – tướng nhà Ngụy thời Tam Quốc>
<Tào Nhân, khai quốc công thần nhà Ngụy, em cùng họ của Tào Tháo>

v.v…

* Phục trang Kinh kịch thể hiện qua nghệ thuật cắt trổ giấy Trung Hoa [sưu tập của Nguyên Hà]:

v.v…

* Tham khảo thêm (còn cập nhật):

Bản in 1930 – Tuồng Sơn Hậu – Dịch giả Duy Thiện Lê Ngọc Báu [nguồn: gallica.bnf.fr / BnF]. Click vào đây -> Quyển 1, Quyển 2, Quyển 3.

Phạm Đức Duật – Tìm hiểu xuất xứ vở Tuồng Sơn Hậu qua văn bản Hán Nôm

Đồ họa 2D của họa sĩ NSND Hoàng Song Hào – https://www.nhahattuongdanang.com

Ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Trí Đức (Đức Huy) http://truongcakichvien.com/trien-lam/mat-na-tuong/

v.v…

* Tin tức xem thêm (còn cập nhật):

Chi Mai – Nếu đi đến tận cùng, với niềm say mê lớn…

v.v…