Nhà 97 đường Alsace-Lorraine, Saigon

Bạn này được tôi đặt tên là Lan. Đây là đồ họa 3D – 2D của tôi từ một mẫu nền 3D, chứ không phải người thật. Nếu lỡ chẳng may giống với ai, chỉ là ngẫu nhiên.

[ ^ Thiết kế của tôi ]

Áo dài Lan mặc có thiết kế hoa văn được trích từ 2 mẫu gạch lát nền ở Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, khu nhà trước kia được gọi là Nhà Chú Hỏa. Có rất nhiều mẫu hoa văn gạch trong khu nhà. Gạch lát nhập từ Pháp, tuy nhiên có thể xuất xứ đa dạng.

Việc mapping hoa văn lên thể khối 3D là một thao tác kỹ thuật giản dị. Nhưng riêng ở đây cũng mất thời gian, vì từ nguồn tư liệu khảo sát về công trình này (hay cũng như các địa điểm khảo sát khác, mà tôi luôn cố gắng trực tiếp làm để đảm bảo tính thực chứng cho tư liệu riêng của mình) còn cần phải qua khâu xử lý để thành tư liệu đồ họa chuẩn, rồi mới dùng được cho các ứng dụng, và lại tiếp tục hiệu chỉnh trong ứng dụng.

“Ảnh chụp” trên xếp Lan đứng ở sảnh thang lầu 2 của Tòa nhà 3 (theo cách gọi ngày nay) trong khu Bảo tàng.

Xưa kia, tòa nhà đó là dinh thự của gia đình ông Tang Phien Hui Bon Hoa, tức ông 黃仲評 (âm Hán Việt: Hoàng Trọng Bình) là người con trai thứ 4, và là con thứ sáu (dẫn theo Chen Bichun, nguồn ở đây -> …) của Chú Hỏa – ông Hui Bon Hoa 黃文華 (hay Hoàng Văn Hoa đọc theo âm Hán Việt). Hui Bon Hoa là phiên theo khẩu âm Phúc Kiến – quê nhà của ông.

[ ^ Toà nhà 3 – Dinh thự nguyên là của ông Tang Phien Hui Bon Hoa – Ảnh chụp bởi Nguyên Hà, tháng 1 – 2023 ]

[ ^ Một góc dinh thự nay gọi là Toà nhà 1, mà bên cửa vào phía sau hiện vẫn còn gắn tấm bảng đá ghi tên các thành viên cư ngụ – Ảnh chụp bởi Nguyên Hà, tháng 1 – 2023 ]

[ ^ Gian chính tầng lầu Toà nhà 2 – Toà nhà vốn là Hội sở của Công ty Bất động sản Hui Bon Hoa – Ảnh chụp bởi Nguyên Hà, tháng 1 – 2023 ]

^ Cụm công trình Hội sở Công ty và các dinh thự của gia đình Hui Bon Hoa. Tòa nhà màu trắng ở phía dưới ảnh có lẽ là trường tiểu học Khai Minh ngày nay (số 44 đường Phó Đức Chính). Phía phải ảnh là Sở Hỏa xa và Chợ Bến Thành. Ảnh sưu tập của Nguyên Hà.

Thiết kế số hóa 3D mặt nạ Hát Bội – Minh hoạ qua nhân vật trong tuồng Sơn Hậu

Tham luận đã báo cáo tại Hội thảo khoa học: Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể Đông Nam bộ trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 – Bình Dương ngày 23 tháng 11 năm 2022.

[ ^ 1/12 – Mở đầu: Những nhận thức chung hiện nay. (Minh họa đính kèm: các đoàn hát xưa, ở ba miền) ]

[ ^ 2/12 – Những điểm cần bàn luận. (Minh họa đính kèm: các mẫu vẽ mặt nhân vật Phàn Diệm, tuồng Sơn Hậu) ]

[ ^ 3/12 – Ưu thế của thiết kế 3D so với vẽ tay và vẽ 2D: TẢ (hệ thống tư liệu) chuẩn xác – GỢI (thiết kế ứng dụng) linh hoạt. (Minh họa đính kèm: hai đồ họa nghiên cứu của HVH, gợi hình hoa văn chứ không phải khai thác đặc điểm màu) ]

[ ^ 4/12 – Công nghệ sử dụng: phần mềm DAZ Studio (minh họa kèm), trong thiết kế có dùng AutoCAD, Adobe Photoshop… ] 

[ ^ 5/12 – Chu trình thiết kế và những lợi thế khi nghiên cứu trên mẫu mô phỏng 3D. (Đồ họa nghiên cứu của HVH) ]

[ ^ 6/12 – Tiến trình nghiên cứu đề tài: đối chiếu Hát Bội với Kinh kịch, phân tích một số ảnh hưởng đến Hát Bội vùng Đông Nam bộ. (Ảnh kèm: tư liệu đồ họa riêng, HVH tạo từ nguồn ảnh lưu trữ của Bảo tàng …) ]

[ ^ 7/12 – Ví dụ so sánh đối chiếu một mẫu nhân vật từ tích truyện quen thuộc: Tam Quốc ]

[ ^ 8/12 – Nghiên cứu về đặc điểm tạo hình nhiều nhân vật theo tích truyện phổ biến: Tam Quốc ]

[ ^ 9/12 – Nghiên cứu sâu văn bản tuồng Sơn Hậu, cùng tư liệu hình ảnh, video… ]

[ ^ 10/12 – Nghiên cứu các nhân vật, tuyến nhân vật của tuồng Sơn Hậu, chọn một số nhân vật điển hình làm mẫu thử cho chu trình thiết kế số hóa 3D ]

[ ^ 11/12 – Mẫu đề xuất cho kiểu vẽ mặt nhân vật Phàn Diệm ]

[ ^ 12/12 – Kế hoạch cho các bước công việc tiếp theo. (Minh họa đính kèm: tư liệu đồ họa riêng của HVH tạo từ nguồn ảnh lưu trữ tại Bảo tàng (và là bản vẽ của họa sĩ Pi Ta-chun) cùng ảnh từ nhiều nguồn khác), và mẫu thiết kế ứng dụng đang làm ]

***

Lời cảm ơn:

Khảo sát ứng dụng này đã có may mắn nhận được những gợi ý và sự hỗ trợ các điều kiện làm việc, từ TS Lê Thị Hồng Minh (Khoa Việt Nam học, Trường ĐHKHXH&NV – Đại học Quốc gia TP.HCM) và PGS TS Nguyễn Văn Minh (Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM). Chúng tôi xin được bày tỏ những lời cảm ơn chân thành nhất.

***

Xem thêm bài cũ liên quan:

-> https://nguyenhadesign.wordpress.com/2021/08/05/my-thuat-co-graphic-design-3d/

-> https://nguyenhadesign.wordpress.com/2021/05/27/bach-tuyet-va-chu-lun/

-> https://nguyenhadesign.wordpress.com/2021/04/20/ta-on-dinh-chem-khuong-linh-ta/

-> v.v…

Mỹ thuật cổ – Graphic design – 3D

Tranh thủ, không để lãng phí thời gian mùa cấm túc vì dịch Covid.

Mỹ thuật cổ và Graphic design, cùng kỹ thuật mô phỏng 3D và ứng dụng sản xuất ra sản phẩm đa dạng: hoàn toàn không có gì mâu thuẫn nhau.

Ý tưởng không hẳn là mới. Tôi không ngại chia sẻ, tin rằng sản phẩm sẽ hấp dẫn, có chất lượng riêng và… cao. Kế hoạch có rồi. Cần tư liệu, kỹ năng, thời gian và kinh phí. Mức độ đáp ứng của tôi cũng theo thứ tự đó (phương tiện làm việc của tôi toàn đời cổ, nhìn là biết). Mong sớm hết dịch, để chạy tiếp việc.

Tôi sẽ làm một bộ sưu tập độc bản, khoảng 300 nhân vật so sánh, của Kinh kịch và trong Hát Bội, trên chất liệu gì và ở hình thức nào thì đang cân nhắc. Các biến hoá cách điệu nhiều vô kể, nhưng tôi không khai thác ý ấy.

Tuy nhiên, nói trước bước không tới. Đây chỉ là việc tay trái, sẽ làm thôi. Và cần thêm cộng sự, thêm nguồn lực…