Angkor 1919, 2009 và 2019

CHÙA HỘI KHÁNH, BÌNH DƯƠNG

[^ Góc mái hiên trước chính điện – Ảnh của Nguyên Hà (ảnh cũ, chụp trước khi chùa được trùng tu và xây mới thêm phần tháp]
[^ Bia di tích, mặt phía sau – Ảnh của Nguyên Hà]
[^ Mặt bằng phần điện thờ và sơ đồ bài trí hệ tượng – Hồ sơ của Nguyên Hà]
[^ Tượng La-hán ở chùa Hội Khánh – Ảnh của Nguyên Hà]

Tài liệu đọc thêm:

  • PHẠM ANH DŨNG – Kiến trúc đình chùa Nam bộ.
  • Kỷ yếu Hội thảo khoa học – Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam và những đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc.
  • ĐỖ THỊ THANH – Thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu. Tra cứu, dịch nghĩa, diễn giải nội dung làm nổi bật giá trị lịch sử, văn hóa của di văn Hán Nôm ở tỉnh Bình Dương.
  • HUỲNH NGỌC TRẢNG (chủ biên), LÝ LƯỢC TAM, NGUYỄN ĐẠI PHÚC, TRƯƠNG NGỌC TƯỜNG, LÊ HẢI ĐĂNG, HỒ THỊ DIỆU THÚY, TRẦN ĐỨC HÙNG, BÙI THỊ HOA, PHẠM THANH LỢI – Sổ tay Hành hương Đất phương Nam.

v.v…

Song hành với Nghệ thuật

Công việc của mình cho cơ hội tiếp xúc với nhiều hoạ sĩ, nhà điêu khắc khá thường xuyên. Nhưng trong môi cảnh dù không phải là quá hẹp, quán tính của công việc nó cuốn người ta theo nó, nên cái nhãn quan của nghệ sĩ trong môi cảnh của mình, như mình hiểu, nó nghiêng về khía cạnh thao tác. Hay nói khác, như một bạn hoạ sĩ của mình mới “chỉnh” mình: cũng đều xem như làm nghệ thuật, bên ngoài anh có thể là nghệ sĩ nhưng trong cơ quan thì trước tiên anh phải … theo qui chuẩn. Tất nhiên anh có quyền tìm cho mình cái vị thế phù hợp, và thường là… chỉ một. Đây thật sự là câu chuyện dài, và bạn đã đưa ra cách hiểu thực tế. Cũng như mình phải thừa nhận rằng, khi tưởng mình có một góc nhìn tạm gọi là từ phía trong thì sẽ rõ ràng, mình đã quên rằng còn những góc nhìn tuy từ ngoài nhưng đa dạng và mạch lạc, vì không bị chi phối bởi quán tính công việc của môi cảnh như mình, nên cung cấp một ánh xạ về môi cảnh ấy rất thú vị. Vậy nên mình rất thích thú khi có trong tay cuốn sách Song hành với Nghệ thuật, của tác giả Đào Mai Trang (NXB Thế giới, 2020).

Là một người làm thiết kế, nên đầu tiên mình muốn nói rằng hình thức trang nhã và sự công phu trong ấn loát của quyển sách là hai điểm hấp dẫn mình trước tiên, rồi mới lần giở từng trang thông tin phong phú của tác giả. Biết những người cùng thời với mình (và xem như gần với nghề nghiệp của mình) họ nghĩ và làm những gì, chẳng phải là việc đáng quan tâm hay sao. Cuốn sách của tác giả Đào Mai Trang, giới thiệu những khuôn mặt nghệ sĩ (mình muốn nhấn mạnh chữ này) hoạt động về mỹ thuật, nghệ thuật thị giác mà chị đã gặp và phỏng vấn trong khoảng 10 năm gần đây, ghi lại những chia sẻ về quan niệm sáng tác của họ và điểm xuyết vài tác phẩm tiêu biểu, cùng các trao đổi với nhiều curator và nhà nghiên cứu, đã cung cấp cho người đọc một khái lược vừa vặn về diện mạo của một phần thế hệ những người làm nghệ thuật đương đại ở Việt Nam, tiếp nối những thế hệ tiền bối – những người từng được trân trọng giới thiệu trong nhiều cuốn sách trước chị biên soạn.

Ngoài các phỏng vấn, tác giả cuốn sách có nhiều bài riêng của mình, cũng là những câu chuyện về các nghệ sĩ sáng tác mỹ thuật và tác phẩm, mà đôi khi những bạn trẻ trong nghề có thể thấy thấp thoáng phản chiếu hình ảnh chính mình ở đó, đã thấy thấp thoáng chính mình trong đó. Còn gì vui hơn cho người viết khi được người đọc đón nhận tác phẩm theo cách ấy. Mình hay nói vui với các bạn trẻ mình quen, hãy làm việc nghiêm túc và nỗ lực, cố gắng để thành “nhân vật” như những nhân vật của tác giả Đào Mai Trang.

Một phần phản ánh nhịp điệu sôi động và đa diện của đời sống, trong sách tác giả đề cập đến thị trường tác phẩm nghệ thuật và vấn nạn tranh giả, tranh chép. Bên cạnh đó, là các suy nghĩ về môi trường nghệ thuật công cộng, các tác phẩm điêu khắc… Đây đều là những thông tin lý thú và tuy là những vấn đề gai góc nhiều bức xúc nhưng được viết với văn phong không kém phần duyên dáng.

Một người hay lang thang tiệm “sách xưa” như mình nhưng hôm nay rất muốn giới thiệu cuốn “sách nay” giá trị, nên có trong tủ sách.